Optional page title

Optional page description text area...

Header Content Region

Insert text, image or banner ads here, or just delete this text and leave this area blank!

Bà-Rịa Quê Tôi

Phước Tuy nổi tiếng muối ngon
Muối là đặc sản của miền quê tôi
Phước Tuy đi dể khó về
Trai đi có vợ gái về có con
Bình Dân

Bà Rịa đẹp, cả một trời thơ mộng
Có núi non, sông suối phủ quanh vùng
Nguyễn Kim Lộc

Ai có về miền Đông, trên quốc lộ mười lăm
Quê hương tôi Bà Rịa, có nắng đẹp quanh năm.
Vũ Khang-Bạch Tuyết

TỈNH/TIỂU KHU PHƯỚC-TUY

Trụ Sở - Liên Lạc

Địa chỉ Trụ sở.
Lên Google Maps tìm lộ trình. Gởi thư qua bưu điện thêm Westminster CA 92683. Liên lạc Email.

portfolio1 portfolio2 portfolio3 portfolio4 portfolio1 portfolio2 portfolio3 portfolio4

Tỉnh Phước-Tuy

Phước Tuy thuộc miền Đông Nam Phần (Quân Khu III) trước 75, gồm 5 quận, 24 xã, dân số khoảng 300 ngàn, lúc sau tăng nhiều nhờ những xã di dân, khẩn hoang lập ấp. Tỉnh lỵ nằm trong xã Phước Lễ thuộc Quận  Châu Thành cách Sàigòn tròn trăm cây bằng quốc lộ 15.

Tỉnh Phước-Tuy

Bắc giáp Biên Hòa, Long Khánh, Bình Tuy, Tây giáp Gia Định (vùng Rừng Sát), biển Đông ôm gọn phía Nam, Đông Nam với bải biển cát trắng và những trung tâm nghỉ mát, làng chài. Diện tích hình chữ nhật theo trục Đông Nam trên dưới 300 csv.

Năm Quận

Tỉnh gồm 5 Quận: Long Lễ, Long Điền, Đất Đỏ, Đức ThạnhXuyên Mộc. Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ban hành Nghị định số 420-BNV/HC DP/26, do Tổng Trưởng Nội Vụ Lê Công Chất ký, sát nhập Trường Sa và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, Quận Đất Đỏ, Tỉnh Phước-Tuy.

Sông

Sông lớn nhất là Sông Thị Vãi chảy song song với Quốc Lộ 15 và đổ ra cửa Cần Giờ. Kế đến là Sông Dinh, nước ngọt, là nguồn cung cấp nước cho toàn tỉnh và sau cùng là song Ray chảy từ Bắc xuống Nam và đổ ra cửa Lộc An.

 

small portfolio1 small portfolio2 small portfolio3 small portfolio4
themed object

Kính Chào Đồng Hương và Thân Hữu!

  •  
get in touch

TỈNH PHƯỚC-TUY THỜI KHÓI LỬA

Trận Đánh Long Tân 18/8/1966

Tác Giả: Nguyễn Đình Khánh

Trong quân sử Úc, chiến thắng Long Tân được xếp ngang hàng với chiến thắng lẫy lừng Agincourt của quân lực Hoàng gia Anh.

Mỗi năm cứ vào khoảng trung tuần tháng Tám là hội Cựu chiến binh Úc tại Việt Nam lại tổ chức một buổi dạ tiệc để các cựu chiến binh Úc từng tham dự trận đánh Long Tân có dịp cùng nhau ôn lại những giây phút tử sinh trong một “kỷ niệm nhớ đời”, ôn lại một trong những chiến thắng ngoạn mục của quân lực Úc, và cũng để người Việt chúng ta có cơ hội bầy tỏ lòng biết ơn những chàng trai Úc từng đóng góp máu xương vào cuộc chiến bảo vệ miền Nam, giúp ngăn chận bước xâm lăng của giặc thù từ phương Bắc, và để nghe họ kể lại niềm hãnh diện của họ, kể lại một trận đánh mà họ phải lấy một chống mười lăm, một trận đánh mà ký giả Úc Terry Smyth gọi là một trận đánh quan trọng (great battle) khi viết rằng “các quân nhân Úc đã thắng một trận đánh quan trọng trong một cuộc chiến mà Hoa Kỳ thất bại”.

Trong quân sử Úc, chiến thắng Long Tân được xếp ngang hàng với chiến thắng lẫy lừng Agincourt của quân lực Hoàng gia Anh.

Quí độc giả cũng hiểu rằng, khi một chiến thắng của quân lực Úc được xếp ngang hàng một chiến thắng của Anh, chắc chắn đó phải là một chiến thắng rất oai hùng.

Ngày 18 tháng Tám năm 1966, cách nay đúng 35 năm, binh nhì Jimmy Richmond thuộc quân lực Hoàng gia Úc là một trong các quân nhân Úc trực tiếp tham dự trận đánh Long Tân.

Ba mươi năm sau, vào tháng Tám năm 1996, Jimmy cùng một nhóm khoảng 30 cựu chiến binh Úc trở lại Việt Nam, trở lại chiến trường Long Tân ngày xưa, để thăm lại nơi máu các chiến sĩ Úc đã đổ, để đánh dấu ngày trận chiến xẩy ra, nhưng trong một ý nghĩ mà không ai phát biểu, để đánh dấu một chiến thắng vĩ đại của quân lực Úc trên chiến trường Việt Nam.

Dĩ nhiên không phải Jimmy và các cựu quân nhân khác được nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam “mời” thăm Long Tân hoặc giúp đỡ họ trong chuyến đi này. Chuyến đi do Bộ Cựu Chiến Binh Úc tổ chức và phái đoàn do nguyên phó Thủ Tướng Úc Tim Fischer cầm đầu với sự tháp tùng của Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh Bruce Scott và một số góa phụ chiến tranh.

Chuyến đi không được quảng cáo rầm rộ vì một lý do rất đơn giản là nếu làm như vậy, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ có phản ứng bất lợi, mà điều bất lợi nhất có thể là sự từ chối.

Dù sao thì người ta cũng dự trù tổ chức chuyến đi này một cách chính thức qua hình thức một buổi lễ tại phi trường Sydney với cả một màn hòa nhạc của Col Joyes.

Tuy nhiên buổi lễ chính thức đã bị hủy bỏ - có thể vì ban tổ chức không muốn gặp lôi thôi với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, hoặc cũng có thể vì sự phản đối của Hà Nội.

Đối với Jimmy, đây không phải buổi hòa nhạc đầu tiên của Col Joyes mà anh bị hụt - việc này đã từng xẩy ra cho anh tại... Long Tân! Và thay vì lên đường từ Sydney trong một buổi lễ chính thức, Jimmy đã lặng lẽ lên phi cơ tại Brisbane, hẹn gặp những người cùng nhóm tại Mã Lai trước khi cùng nhau lên đường sang Việt Nam.

Có thể nói, không ai dám chắc là chuyến đi này sẽ thành hình khi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam không cho biết ý kiến, và ngay cả trong trường hợp được phía Việt Nam chấp thuận, cũng không có gì bảo đảm là các cựu chiến binh Úc sẽ được phép trở lại nơi trận đánh đã diễn ra.

Dù sao đi nữa, đối với Jimmy, chuyến đi này là một chuyến hành hương, chuyến đi đầu tiên trở lại nơi anh từng đứng giữa hai cõi tử sinh, có thể giúp tâm hồn anh bình lặng.

Anh tuyên bố:

- Chuyến viếng thăm chốn cũ hình như đã có những ảnh hưởng tích cực đối với hầu hết các cựu chiến binh. Tôi không biết mình sẽ nghĩ sao khi tới đó, nhưng ngay bây giờ, tôi vừa nôn nao vừa e ngại.

Jimmy hi vọng được phép trở lại nơi các chiến binh Úc dựng một cây thánh giá tại Long Tân, ba năm sau trận đánh. Nếu không được, anh mang theo trong túi một viên sỏi mà các cựu chiến binh khác trao cho anh, tượng trưng cho lòng tưởng niệm. Anh nói:

- Tôi sẽ thả viên sỏi xuống bên cạnh. Không có gì đáng ngại và tôi thấy chẳng có hại gì.

Trên phương diện quân sự, Long Tân là một chiến thắng tương tự như Agincourt. Được đưa tới bảo vệ một đồn điền cao su ở gần xã Long Tân, 108 quân nhân Úc đã phải chiến đấu và đánh bại một lực lượng Việt Cộng lên tới 1,500 tên. Tuy ở thế hạ phong, lực lượng Úc đã hạ sát được 245 Việt Cộng - đếm được xác tại chỗ, một số khác bị hạ sát hoặc bị thương được đồng đội đem đi. Về phía Úc, 18 quân nhân tử trận, 26 người khác bị thương.

Lịch sử ghi nhận rằng những nỗ lực của Úc tại Việt Nam hoàn toàn vô ích, sự đóng góp của quân lực Úc tại Việt Nam quá nhỏ nhoi, không ảnh hưởng gì tới kết quả của cuộc chiến. Tuy nhiên trên phương diện quân sự, chiến thắng này đã đạt được mục tiêu chính yếu vào lúc đó là bảo vệ được tỉnh Phước Tuy. Sau chiến thắng Long Tân của Úc, con số những người dân nằm dưới quyền kiểm soát của Việt Cộng hạ giảm rất nhiều. Lực lượng địa phương cấp tiểu đoàn của chúng giảm xuống còn một phần ba và bộ đội Cộng Sản Việt Nam - từ miền Bắc - bị chận đứng.

Căn cứ vào lời tường thuật của Jimmy Richmond và các cựu quân nhân khác, trận Long Tân diễn ra như sau:

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 18 tháng Tám năm 1966, vì những lý do không hề được giải thích đầy đủ, một đại đội Úc được gởi tới một khu vực được biết là có sự hiện diện của một tiểu đoàn Việt Cộng. Lực lượng này có thể lên tới ba tiểu đoàn.

Hôm đó là một ngày trời nóng bức nặng nề tại Núi Đất. Tại căn cứ của lực lượng đặc nhiệm Úc, ban nhạc Col Joyes và các Joyeboys đang chuẩn bị cho buổi trình diễn giúp vui cho các quân nhân, buổi trình diễn mà 108 quân nhân của đại đội D bị lỡ cơ hội.

Theo hướng Đông, các quân nhân Úc tiến về phía một đồn điền cũ của người Pháp ở Long Tân, băng mình giữa những bụi rậm dày đặc, vượt qua suối Đa Bang tới một đồn điền bát ngát.

Tới nơi, đại đội chia thành ba trung đội, đi xuyên qua đồn điền bằng ba ngả khác nhau.

Vào lúc 3 giờ 40 phút, trung đội 11 chạm địch. Một toán sáu tên Việt Cộng đang ngồi ăn cơm quanh đống lửa. Các quân nhân Úc khai hỏa, gây thương tích cho hai tên và tất cả chạy thoát vào rừng rậm.

Các quân nhân Úc tiếp tục tiến, và ngay sau 4 giờ, trời bắt đầu mưa rồi đột nhiên cơn mưa của đất trời biến thành một cơn mưa đạn. Sáu tên Việt Cộng vừa nói là một thành phần của bộ đội miền Bắc, và bọn chúng khởi sự tấn công vào trung đội Úc đã bị lộ.

Trong khi các quân nhân Úc nằm rạp xuống hoặc nhảy xuống những cái hố, tay súng liên thanh bị bắn gục, và mấy giây sau, người thay thế anh ta cũng bị hạ. Từ bên cánh trái trung đội, Jimmy và các quân nhân khác ria mấy loạt đạn lên cây, bắn rớt một số những tay súng bắn sẻ của địch, nhưng cùng lúc, họ cũng thấy nhiều địch quân đang bò tới.

Trước hỏa lực dữ dội của địch, các quân nhân Úc bị đè cứng tại chỗ và chẳng bao lâu thêm một số bị chết và bị thương. Đó cũng là lúc Jimmy Richmond, sau khi đã rút chốt trái lựu đạn, bị trúng mảnh đạn vào lưng khiến anh kinh hoàng khi nhận thấy mình vẫn nắm trái lựu đạn đã rút chốt trong tay nhưng không còn đủ sức để ném.

Dầu sao anh cũng còn tỉnh trí, đủ để giúp anh lấy sợi dây thun dưới chân, cột quanh trái lựu đạn trước khi bất tỉnh.

Xung quanh Jimmy, đạn vẫn nổ như pháo rang. Màn mưa bừng sáng với những quả khói màu làm hiệu và những ánh lửa xanh của những viên đạn đại bác bay tới. Và lực lượng Việt Cộng tiếp tục tiến...

Trong khi đó, trung đội 12 cũng trở thành mục tiêu của hàng loạt đại pháo của địch khiến họ phải nằm yên.

Trung đội 10, không thấy đường dưới màn mưa dầy đặc, nhắm theo hướng tiếng súng tiến tới. Sau một lúc đi “mò” họ tới một vị trí cao và đột nhiên thấy địch quân nằm bên dưới. Các quân nhân Úc lập tức nổ súng gây thiệt hại nặng nề cho địch trước khi chính họ trở thành mục tiêu của cơn mưa đạn. Trong khi đó, các quân nhân còn sống sót của trung đội 11 vừa đi vừa chạy, vừa lết vừa bò cho tới khi về đến vị trí của trung đội 12. Họ nghĩ rằng tất cả các đồng đội của họ đã thiệt mạng mà không biết rằng Jimmy chỉ bị thương, vẫn còn sống và đang nằm dưới bùn lầy, giữa các tử thi đồng ngũ. Trời mỗi lúc một tối.

Bây giờ tất cả các quân nhân còn sống sót của đại đội D đều tập trung tại một vị trí. Họ quyết định lập hàng rào phòng thủ ngăn chận quân thù. Thực ra họ không có sự lựa chọn nào khác vì chỉ ở cách họ khoảng 300 thước, họ thấy rõ địch đang dàn quân, chuẩn bị cho đợt tổng tấn công. Thoạt tiên, một hàng ngang chừng vài trăm tay súng Việt Cộng chầm chậm tiến tới cách lực lượng Úc khoảng 100 thước. Rồi một hàng ngang thứ nhì thành hình ở phía sau.

Các quân nhân Úc biết rằng giờ quyết định đã tới. Họ sẽ phải vững tay súng ngăn chận tất cả những đợt tấn công biển người của địch. Nếu không, họ sẽ bị tràn ngập và sẽ không còn một người nào sống sót. Những chàng trai Úc yên lặng đợi chờ. Nhiều người thầm cầu nguyện. Những người khác nghĩ tới những người thân.

Khi địch quân chỉ còn cách họ 50 thước, các quân nhân Úc đồng loạt khai hỏa với một kết quả vô cùng tốt đẹp. Hàng loạt các tay súng Việt Cộng bị bắn ngã, hàng ngang bị chận đứng, dội lại. Tuy nhiên bọn Việt Cộng lì lợm và ngoan cố lập tức chỉnh đốn hàng ngũ, thành lập một hàng ngang thứ nhì. Khi đoàn người này bị bắn ngã với những xác chết chồng chất, một hàng ngang thứ ba được thành lập và các tay súng Việt Cộng tiếp tục tiến tới dưới những làn mưa đạn của các quân nhân Úc.

Hết hàng này tới hàng khác, địch quân tiến tới không ngừng và đống xác người mỗi lúc một cao.

Trước những đợt tấn công liên tục và kiên trì của địch, hầu hết các quân nhân thuộc đại đội D nghĩ rằng họ chỉ còn sống sót trong một thời gian rất ngắn...

Nhưng rồi họ nghe thấy những âm thanh cứu tử... Tiếng ì ì của thiết vận xa đang tiến tới. Các thiết xa của Úc đã vượt sông, chạy xuyên qua một lực lượng đông đảo của địch, vừa bắn vừa tiến tới vị trí của đại đội D. Khi các thiết vận xa của Úc tới gần, hàng ngang Việt Cộng bị đạn tơi bời khiến chúng từ từ tan rã trước khi tháo chạy.

Trong khi đó từ vị trí cố thủ của đại đội D, các quân nhân Úc vừa vẫy tay vừa la hét, vừa khóc vừa cười. Cũng như các quân nhân Anh tại Agincourt, họ vừa kinh ngạc vừa thích thú, không biết rằng những gì đang diễn ra có phải là sự thật hay không, không biết rằng họ đã thật sự đẩy lui quân địch, đã thực sự chiến thắng hay không.

Đêm hôm đó trời tạnh mưa. Sáng hôm sau dưới bầu trời quang đãng, các quân nhân Úc trở lại chiến trường tìm xác đồng đội. Và giữa các tử thi, họ tìm thấy một Jimmy Richmond vẫn còn sống.

Bị mất nhiều máu, không cử động được, và với trái lựu đạn đã rút chốt bên mình, Jimmy đã nằm đó trong những phút giây đợi chờ đằng đẵng, đợi một trái đạn rớt xuống, đợi một nhát dao, một lưỡi lê hoặc một viên đạn của địch... Và Jimmy tự hỏi không biết mẹ anh sẽ ra sao nếu anh không bao giờ trở lại. Nhưng Jimmy đã trở về, và mẹ anh ôm con trong nước mắt. Jimmy sống sót nhờ may mắn, nhờ các bạn đồng đội can trường, và nhờ một sợi dây thun.

Jimmy đã sống để ba mươi năm sau có dịp trở lại Long Tân, trở lại với đồn điền cao su ngút ngàn, trở lại với nơi từng là chiến trường đẫm máu, nơi đã lấy mất của anh 18 đồng đội, nơi một cây thánh giá được dựng lên để tưởng niệm những người nằm xuống, những người đã chiến đấu với ước vọng không một cuộc chiến nào sẽ xẩy ra, không một bà mẹ nào còn phải mong ngóng tin con, không một thanh niên nào còn phải đứng vật vờ trên biên giới tử sinh. Jimmy đã trở lại Long Tân, nơi máu các thanh niên Úc đã đổ. Anh trở lại Long Tân để cố quên đi những gì người dân Úc không muốn nhớ, dù là một chiến thắng huy hoàng.

Vì họ hiểu rằng một chiến thắng huy hoàng chỉ có thể được đánh đổi bằng rất nhiều xương máu.

Nguyễn Đình Khánh

 

 

 

slide up button