Optional page title

Optional page description text area...

Header Content Region

Insert text, image or banner ads here, or just delete this text and leave this area blank!

Bà-Rịa Quê Tôi

Phước Tuy nổi tiếng muối ngon
Muối là đặc sản của miền quê tôi
Phước Tuy đi dể khó về
Trai đi có vợ gái về có con
Bình Dân

Bà Rịa đẹp, cả một trời thơ mộng
Có núi non, sông suối phủ quanh vùng
Nguyễn Kim Lộc

Ai có về miền Đông, trên quốc lộ mười lăm
Quê hương tôi Bà Rịa, có nắng đẹp quanh năm.
Vũ Khang-Bạch Tuyết

Trụ Sở - Liên Lạc

Địa chỉ Trụ sở.
Lên Google Maps tìm lộ trình. Gởi thư qua bưu điện thêm Westminster CA 92683. Liên lạc Email.

portfolio1 portfolio2 portfolio3 portfolio4 portfolio1 portfolio2 portfolio3 portfolio4

Tỉnh Phước-Tuy

Phước Tuy thuộc miền Đông Nam Phần (Quân Khu III) trước 75, gồm 5 quận, 24 xã, dân số khoảng 300 ngàn, lúc sau tăng nhiều nhờ những xã di dân, khẩn hoang lập ấp. Tỉnh lỵ nằm trong xã Phước Lễ thuộc Quận  Châu Thành cách Sàigòn tròn trăm cây bằng quốc lộ 15.

Tỉnh Phước-Tuy

Bắc giáp Biên Hòa, Long Khánh, Bình Tuy, Tây giáp Gia Định (vùng Rừng Sát), biển Đông ôm gọn phía Nam, Đông Nam với bải biển cát trắng và những trung tâm nghỉ mát, làng chài. Diện tích hình chữ nhật theo trục Đông Nam trên dưới 300 csv.

Năm Quận

Tỉnh gồm 5 Quận: Long Lễ, Long Điền, Đất Đỏ, Đức ThạnhXuyên Mộc. Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ban hành Nghị định số 420-BNV/HC DP/26, do Tổng Trưởng Nội Vụ Lê Công Chất ký, sát nhập Trường Sa và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, Quận Đất Đỏ, Tỉnh Phước-Tuy.

Sông

Sông lớn nhất là Sông Thị Vãi chảy song song với Quốc Lộ 15 và đổ ra cửa Cần Giờ. Kế đến là Sông Dinh, nước ngọt, là nguồn cung cấp nước cho toàn tỉnh và sau cùng là song Ray chảy từ Bắc xuống Nam và đổ ra cửa Lộc An.

 

small portfolio1 small portfolio2 small portfolio3 small portfolio4
themed object

Kính Chào Đồng Hương và Thân Hữu!

  •  
get in touch

HỘI ĐỒNG HƯƠNG BÀ-RỊA PHƯỚC-TUY

BÀ-RỊA PHƯỚC-TUY NGÀY THÁNG CỦ

Nguyễn Đình Hường

Đả bao chục năm gác bút không còn viết bài vở vì với nhửng năm đi tù cải tạo chỉ dùng cuốc với xẻng để trồng sắn, bắp với rau theo khẩu hiệu lao động là vinh quang của các anh cai tù cộng sản. Đến khi sang được quốc gia Hoa Kỳ thì lại dùng đôi tay với kìm, búa, và làm bạn với các loại máy móc để kiếm đô la nuôi bản thân và gia đình. Nay thì hội đồng hương Bà Rịa, Phước Tuy sẻ ấn hành một tuyển tập đặc san, kêu gọi các hội viên đóng góp bài vở. Suy nghỉ mải không biết phải viết nội dung ra sao cho thích hợp với chủ đề của đặc san. Thôi thì biết gì về Bà Rịa Phước Tuy trong thời gian làm việc và sinh sống ở đây, xin viết ra mong quí vị cao niên, quí niên trưởng, quí bạn bè và đồng hương đón nhận với sự thông cảm.

Trước hết phải nói rằng Bà Rịa tuy là một tỉnh nhỏ bé, song được ơn trên ưu đải với người dân hiền lành, chất phát, chịu khó, khí hậu lại ôn hòa, và có đủ mọi điều kiện cần thiết để nuôi sống người dân. Chúng ta đi dọc quốc lộ 15 từ Chu Hải, Kim Hải, Long Hương, qua Hòa Long, An Ngải, An Nhứt, xuống Đất Đỏ, Xuyên Mộc đều là đồng ruộng để cấy lúa. Và đặc biệtchỉ có Xả An Nhứt là cấy ra được một thứ lúa với tên gọi Nanh Chồn hiếm quí rất thơm. Với câu “Rừng VàngBiển Bạc” nếu áp dụng cho Bà Rịa củng không quá đáng.Với khu rừng bạt ngàn từ Đức Thạnh, Thanh Tóa, Ba Mẩu qua Xuyên Mộc cho ta biết bao là loại gổ. Đặc biệt gổ Cẩm Lai và gổ Dả Tỵ là hai loại gổ quí để đóng bàn, ghế, tủ, giường rất đẹp. Vớibờ biển trải dài từ Lộc An Cù My, Phước Hải, Long Hải, xuống đến Phước Tỉnh đả cho bao nhiêu tôm cá. Không nhửng cho nhu cầu người dân toàn tỉnh mà còn cung cấp cho thành phố Sài Gòn với nhửng chuyến xe tải hàng ngày chở đầy tôm, cá, cua, mực từ các bến cảng Phước Hải, Long Hải, Phước Tỉnh về Sài Gòn. Đả có hải sản, thì phải có muối, mà nơi sản xuất ra muối là khu ruộng muối Long Điền dọc tỉnh lộ 44 ra Long Hải. Muối của Long Điền củng không thua kém muối của tỉnh Bạc Liêu: mặn tình biển cả, với gái Long Điền má đỏ hây hây. Còn ở trên Đức Thạnh có đồn điền Cao su Bình Ba. Ở Ngải Giao, Bình Giả có nhửng vườn tiêu, vườn trái cây với đủ loại chuối, mít, đu đủ. Hàng ngày từng đoàn xe lam chất đầy trái cây chở về Bà Rịa. Tóm lại nếu không có cuộc chiến tranh phá hoại của Cộng Sản Bắc Việt thì người dân Bà Rịa Phước Tuy đả có cuộc sống ấm no từ lâu.

Bây giờ tôi xin được viết về nhửng vị nhân sỉ tại tỉnh nhà mà tôi được biết qua nhửng cuộc thăm viếng, và làm việc. Trước hết là cụ Lê Thành Tường. Cụ đả từng giử chức đốc phủ ngang với chức tỉnh trưởng, sau này cụ là chủ tịch hội đồng tỉnh. Tôi được tiếp xúc với cụ trong các buổi họp cứu xét các hồ sơ trợ cấp chiến cuộc và khai hoang. Cu luôn luông tranh đấu và đề nghị xin cho người dân được bồi thường tối đa và nhanh chóng. Cụ thường nói với tôi :” Thiếu úy ráng làm hồ sơ để đồng bào được lảnh tiền sớm, họ khổ lắm. Chúng ta phải có bổn phận giúp đở họ”.

Sau này cụ có ra ứng cử dân biểu, tôi không giúp được gì cho cụ, vì đả nhận lời giúp cho luật sư Nguyển Hửu Hiêu. Nghỉ lại tôi có lổi đối với một nhân sỉ có long yêu thương đồng bào như vậy.

Nhân sỉ thứ hai mà tôi muốn nói là cụ Cử Thăng. Cụ là một nhân sỉ uy tín, đả được mời làm thương hội đồng quốc gia ngang hàng với chức thượng nghị sỉ. Các vị tỉnh trưởng khi đến nhận nhiệm sở thường đến chào và hỏi ý kiến. Cụ củng là hiệu trưởng trường Sỉ Tải, một trường đả đào tạo rất nhiều học sinh , sau này giử nhửng chức vụ quan trọng trong xả hội như ông phó tỉnh trưởng Nguyển Đình Phúc. Cụ củng có công xây dựng Thích Ca Phật Đài tại Vủng Tầu, củng như ngôi chùa tại thị xả Phưóc Lể nhưng chưa hoàn thành theo ý muốn của cụ thì cụ đả qua đời, lể tang của cụ được cử hành long trọng với sự thương tiếc của quân dân cán chính.

Nhân sỉ thứ ba là cụ Lê Văn Tám thường được gọi là cụ Đốc Tám. Nhà cụ ở xả Long Hương. Tôi là học trò của cụ, khi cụ là tổng giám thị trường trung học Vủng Tầu. Sau này về hưu cụ là nghị viên hội đồng tỉnh. Với chòm râu bạc phúc hậu hiền lành, mổi lần tôi đến thăm, cụ thường khuyên bảo trỏ phải gắng làm việc, giử cho mình sự trong sang.

Người cuối cùng mà tôi muốn nhắc đến, hiện nay đang cư ngụ cùng thành phố với tôi (Houston, Texas) là cụ Cao Văn Hiện. Tôi thường hợp tác với cụ trong các buổi lể tại sân tòa hành chánh. Trong các cuộc bầu cử, tiếng nói của cụ luôn luôn phát ra trên các xe phát thanh để kêu gọi đồng bào đi bầu cử với câu “Đi đông, bầu đúng, cử xứng”. Trong thời gian làm việc, củng có đôi lần làm phiền lòng đến cụ, như trường hợp muốn có giấy in truyền đơn thay vì gặp trực tiếp thì cụ cho không đủ, nên thường phải xin giấy giới thiệu của các ông phó tỉnh trưởng để xin cụ yểm trợ theo nhu cầucần thiết. Mấy năm về trước, tôi thường gặp cụ trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hay nhửng buổi tất niên, hay tân niên của chi hội trường Châu Văn Tiếp. Bây giờ thì cụ đả trên 90 tuổi nhưng tinh thần quốc gia dân tộc của cụ vẩn vửng vàng. Cụ thường nói: “nhớ quê hương lắm, nhưng với chế độ bây giờ thì cụ không về”.

Đến đây tôi xin được chuyển đề mục để nói về vài trận đánh xảy ra tại tỉnh nhà sau trận đánh tại Bình Giả, quận Đức Thạnh. Trận đánh xảy ra tại xạ trường Long Hương, sân bắn này của trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp để tập bắn các loại súng cho các tân binh khóa sinh. Việt cộng đả xử dụng một lực lượng với quân số đông đảo, để áp đảo lực lượng bảo vệ sân bắn với mục đích sau khi chúng làm chủ tình hình, sẻ lợi dụng đêm tối để tấn công vào tỉnh lỵ. Cộng sản dự tính tràn qua cầu Long Hương, nhưng đả bị các xe cơ giới của thiếu úy Tính (sau này đại úy Tính) với các khẩu đại liên đả ngăn được các đợt tấn công với ý đồ chiếm tỉnh lỵ của chúng. Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp lúc đó do đại tá Lý Thái Như làm chỉ huy trưởng, sau này đại tá Như có mấy cô con gái mở tiệm tạp hóa Hồng Kông tại khu chợ củ. Cứ vào mổi buổi chiều, các sỉ quan còn thờ chủ nghỉa độc thân của tiểu khu, và Vạn Kiếp thường đến trồng cây si tại tiệm này. Trong đó có ông bạn Chiểu của tôi đả chiếm được trái tim của cô chị, và đả rước nàng về dinh.

Kế đến là trận đánh tại Kim Hải trên quốc lộ 15. Hôm đó việt cộng đả cho đấp mô trên quốc lộ 15 giửa Phú Mỷ và Phước Hòa, đồng thời xử dụng một lực lượng cấp trung đoàn để phục kích và tấn công tại ấp Kim Hải gần tỉnh lỵ. Buổi sáng hôm sau chúng đả để cho đoàn xe của tiểu khu gồm tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân, chi đội cơ giới, và một đại đội địa phương quân đi qua ấp này, để lên phá mô phía trên cách chúng cả mười cây số. Rất may là buổi trưa có một hồi chánh viên, ra hồi chánh cho tin tức là việt cộng sẻ phục kích đoàn xe khi phá mô xong trở về. Tiểu khu đả báo cáo ngay cho trung tá tỉnh trưởng Lê Đức Đạt đang họp ở quân đoàn trên Biên Hòa. Nhờ đó nên đả có chuẩn bị sẳn sang từ máy bay oanh tạc, pháo binh tác xạ, và nhất là đoàn xe khi trở về đả đề cao cảnh giác. Nên khi bắt đầu chạm sung, lực lượng của tiểu khu đả làm chủ được tình hình. Cùng với phi cơ oanh kích, và pháo binh tác xạ chính xác đả gây cho lực lượng địch sự tổn thất nặng nề với xác của việt cộng sinh Bắc tử Nam đả được chụp ra những tấm ảnh để phóng lớn cùng với nhửng chiến lợi phẩm đủ loại. Phòng tâm lý chiến của tiểu khu đả được chỉ thị tổ chức triển lảm tại phòng thông tin khu nhà tròn Phước Lể cho công chúng đến xem.

Qua hai trận đánh kể trên với mục đích của việt cộng là tiến chiếm tỉnh lỵ để gây tiếng vang với thế giới nhưng chúng đả hoàn toàn thất bại. Nên tôi có sự suy nghỉ phải chăng Bà Rịa Phước Tuy đả được hai vị thần của Đình Long Hương và Đình Phước Lể phù hộ nên tỉnh lỵ đả được bình an.

Trận đánh thứ ba xảy ra tại quận Đất Đỏ, xả Phước Hải, đả được đặt cho cái tên là “Vòng đai máu lò gốm”. Bên tiểu khu khi nhận định tình hình an ninh, đả quyết định thành lập đồn lò gốm do một đại đội địa phương quân trấn giử để chặn đường dây tiếp tế của việt cộng vào mật khu Minh Đạm. Đồn này được xây dựng kiên cố với một bải mìn dày đặc do công binh của Úc giúp đở thiết lập. Việt cộng củng đả bằng mọi gía phải phá được cái đồn này nên chúng đả xử dụng cả một trung đoàn để tấn công. Nhưng nhờ được sự yểm trợ của phi cơ, cùng pháo binh Đất Đỏ, và với tinh thần chiến đấu của binh sỉ trong đồn, việt cộng đả tổn thất hết sức nặng nề. Chúng đả bỏ lại xác chết và chiến lợi phẩm chung quanh bải mìn củađồn đếm không xuể. Sau thắng lợi của trận đánh này, báo chí và đài phát thanh đả loan tin chiến thắng, và các phái đoàn sinh viên học sinh đả xuống đây ủy lạo để khích lệ tinh thần chiến đấu anh dủng của các binh sỉ.

Sau cùng là vài mẩu chuyện liên quan đến công việc của phòng tâm lý chiến xin cho phép được ghi lại. Để trấn an người dân Đức Thạnh, nhất là đồng bào Bình Giả sau khi tình hình an ninh đả được vản hồi., đoàn công tác dân sự vụ phối hợp với văn nghệ biệt chính đả đến xả Bình Giả để hoạt động. Xả này có ba làng gồm làng Một, Hai, và Ba được bao quanh bởi một hàng rào tregai với chiến hào bao quanh, là điểm tựa ểm trợ chính cho chi khu Đức Thạnh. Đêm đầu tiên đoàn đả tổ chức văn nghệ và chiếu bóng tại sân nhà thờ của Cha Thụy. Vì mới ở quân trường ra chưa có kinh nghiệm nhiều, nên buổi chiều tôi cho dựng tạm sân khấu căng màn ảnh, mà không để ý cha đang làm lể trong nhà thờ. Các con chiên và nhất là các em nhỏ thay vì chú ý đọc kinh và nghe cha giảng thì cứ nhìn ra ngoài sân. Nên khi cha Thụy làm lể xong cho người kêu tôi vào gặp. Nhìn gương mặt của Cha không được vui, với câu “Nhập gia anh phải tùy tục, anh phải cho tôi biết trước để sắp xếp thì giờ”. Tôi biết mình có lổi, nên mọi sự đều thưa: “ Lổi tại con, lổi tại con mọi đàng thưa Cha”. Sau đó thì buổi trình diển và chiếu bóng đả thành công tốt đẹp, đồng bào đứng xem rất là hào hứng. Buổi trưa hôm sau, tôi lại được Cha Thụy gọi đến thay vì nhận nhửng lời như tối hôm qua thì Cha thay mặt đồng bào cám ơn đoàn công tác đả đến giúp vui. Sau đó Cha đả khoản đải đoàn buổi cơm trưa với món cầy tơ rất ngon.

Riêng đối với Cha già Đông ở Làng Một, khi tôi được lệnh của trung tá Lê Đức Đạt phải làm hồ sơ trợ cấp khai quang sao cho được nhanh chóng, để mọi gia đình đều được lảnh tiền sớm vì đồng bào Bình Giả là đồng bào chống cộng của ông. Nên tôi phải đưa nhân viên cùng với máy đánh chử xuống tận Bình Giả cả tuần lể làm ngày đêm để hoàn tất hồ sơ về xét duyệt. Đến khi đồng bào được trợ cấp xong, Cha già Đông đả cho tôi một chai rượu ngâm với quả trường sinh. Cha cho biết ai uống rượu này sẻ mạnh khỏe đến già, có thể vì thế mà sau này sau bao nhiêu năm trong lao tù cộng sản cho đến nay tôi vẩn còn đi kéo cầy được, phải chăng nhờ rượu ngâm với quả trường sinh. Con cám ơn Cha Đông nhiều lắm.

Kế đến là câu chuyện bàn chải đánh răng với hộp kem Hynos có anh chà nhe hàm răng trắng được bắt đầu khi cô nử trợ tá Ngô Tuyết Mỷ (Cô hiện đang sống tại Hàng Xanh, Sài Gòn) thực hiện nhửng gói quà thăm thương bệnh binh bênQuân Y Viện Vủng Tầu. Trong đó đặc biệt để ông bà trung tá và phái đoàn thăm trung úy Hồ Bá Đông (Sau là thiếu tá tham mưu phó hành quân) đả bị thương mất cả hai hàm răng trên tỉnh lộ 44 đường ra Long Hải vì mìn việt cộng. Gói quà thăm thường có một hộp sửa, một bao thuốc lá, và một hộp kem với bàn chải đánh răng. Trung uý Đông được thăm ngoài chục cam củng kèm theo gói quà như vậy. Đến khi phái đoàn ra về, anh Đông mở gói quà ra thấy có kem đánh răng và bàn chải nên đả nói với trung tá Lê Đức Đạt: “ Thiếu úy Hường chơi tôi. Hắn biết tôi mất hai hàm răng, còn răng đâu mà đánh nửa”. Thật đúng là mắc oan vì nghề nghiệp. Sau này anh đả thay hai hàm răng giả, tôi nói đùa với anh “Có cần kem đánh răng với bàn chải nửa không ?”. Anh Đông đả mất sau khi từ trại tù ngoài Bắc về trại tù Long Khánh. Hiện nay chị Đông và các cháu đang định cư tại San Jose. Anh Hoán cho biết hằng năm đều ra phi trường đón chị về tham dự ngày hội ngộ của đồng hương Bà Rịa Phước Tuy. Thế mới thấy tình huynh đệ chi binh thể hiện luôn cả nhửng người vợ lính.

Ngày Lể Vu Lan với sự cố kỷ thuật âm thanh (nói theo danh từ việt cộng); Thường thì rằm tháng bảy phòng tuyên úy Phật Giáo có tổ chức buổi lể để cầu siêu cho các chiến sỉ và đồng bào tại hội trường tỉnh lỵ với sự tham dự đông đủ của quân dân cán chính dưới sự chủ tọa của trung tá Trần Đình Bích. Buổi lể đang diển tiến tốt đẹp, trong lúc Vị Đại Đức tuyên úy Phật Giáo đang hành lể tụng kinh cầu siêu, thì trung tá Bích gọi tôi đến và nói :”Anh lên nói với Đại Đức ngưng tụng kinh để trung tá lên hành lể vì Đại Đức tụng không đúng kinh Vu Lan”. Lúc đó tôi như người đang đứng giửa khu bồn binh nhà tròn Phước Lể, không biết phải đi hướng nào cho đúng, thì tôi đả nghỉ ra cách cho tắt hệ thống âm thanh. Sau đó tôi đến thưa với Đại Đức là nhân viên đang sửa chửa hệ thống âm thanh, xin mời Đại Đức xuống nghỉ. . Sau đó hệ thống âm thanh được mở lại, thay vì mời Đại Đức, tôi đến mời trung tá Bích lên hành lể. Trung tá Bích vừa đi còn vừa nói “Về coi lại máy móc”. Sau đó tôi đả đến gần ông Đại Đức thưa là trung tá cần phải đi bay quan sát gấp, nên ông muốn lên tụng kinh lể Phật. Củng cần phải nói them trung tá Bích thường ăn chay niệm Phật hằng ngày với bộ áo nâu khi trở về dinh tỉnh trưởng.

Đại nhạc hội cây mùa xuân chiến sỉ ở xả Phước Tỉnh; Thường lệ hàng năm tôi tổ chức đại nhạc hội tại hội trường tỉnh lỵ. Năm 1974, tôi muốn thay đổi địa điểm, nên đả trình với trung tá Huỳnh Bửu Sơn cho tôi tổ chứctại xả Phước Tỉnh vì ở đây dân đông và giàu có. Sau khi được chấp thuận, tôi đả nhờ ca sỉ Duy Mỷ mời một số ca sỉ trong đó có cặp Hùng Cường Mai Lệ Huyền, cây cười Thanh Việt, Khả Năng, và ban tam ca Sao Băng. Tôi đả xin Cha Sở để được xử dụng sân nhà thờ với sức chứa nhiều khán giả. Khi được Cha chấp thuận, tôi đả cho nhân viên đi bán vé trước cả mấy tuần lể. Nhưng sau đó số vé bán ra được ít quá vì đồng bào cho rằng làm gì có các ca sỉ nổi tiếng xuống đây hát. Nên khi đến gần ngày trình diển, tôi liên lạc với ca sỉ Duy Mỷ để cho xe về đón ca sỉ xuống Phước Tỉnh sớm hơn. Buổi chiều hôm đó tôi cho các ca sỉ ngồi trên các xe jeep đi dạo ngoài bải biển Phước Tỉnh, đồng bào thấy quảng cáo thật sự, lúc đó họ mới mua vé. Trong buổi chiều số vé bán đả hết, đến giờ trình diển chỉ còn bán vé đứng mà thôi. Số khán giả đến xem quá đông, số doanh thu ngoài sự dự đoán của ban tổ chức, thế mới biết chử tín rất quan trọng trong mọi công việc. Và tôi cùng các anh em trong ban tổ chức mới thở nhẹ nhỏm vì đả đóng góp được một ngân khoản khá lớn vào quỷ yểm trợ cho cây mùa xuân chiến sỉ.

Bài toán độ rơi với sức gió; Ngoài nhửng chuyến máy bay của cục Tâm Lý Chiến yểm trợ để rải truyền đơn kêu gọi cán binh việt cộng về hồi chánh, mổi lần khi trung tá Huỳnh Bửu Sơn đi bay quan sát bằng trực thăng, ông thường kêu khối chiến tranh chính trị cử người mang truyền đơn đi rải. Có khi thì đại úy Nguyển Quang Trung, hay đại úy Châu Văn Bé, hoặc là tôi. Một lần tôi đi với trung tá Sơn, khi đến mục tiêu để rải, thì truyền đơn bay tứ tung, một số bay ngược trở lại máy bay, còn đa số bay ra ngoài biển. Trung tá Sơn nói với tôi: “Em về thử làm bài toán với sức gió, sức nặng của gói truyền đơn, độ cao của máy bay, phải cần chiều dài sợi dây cháy chậm bao nhiêu, để khi đốt sợi dây cháy chậm vừa hết đụng vào sợi dây của gói truyền đơn, sẻ còn cách mặt đất bao nhiêu thì truyền đơn sẻ bung ra theo ý muốn”. Tôi là người dốt về toán học, nên phải nhờ đến nhửng vị có trình độ về toán để giải tìm ra nhửng con số cần thiết để thuyết trình với trung tá Sơn. Sau đó theo kinh nghiệm cứ gói truyền đơn với độ dày nửa gang tay, thì cần chiều dài dây cháy chậm củng nửa gang tay, làm sẳn vài chục bó, đủng đỉnh ngồi trên máy bay vừa hút điếu thuốc, vừa châm vào sợi dây cháy chậm, vứt xuống máy bay, thì truyền đơn đả rơi gần mục tiêu theo ý muốn. Phương pháp này đả tiết kiệm rất nhiều truyền đơn, đả được cục Tâm Lý Chiến công nhận là một sang kiến hay. Hiện nay trung tá Sơn đang cư ngụ tại tiểu bang California, và là cố vấn của hội đồng hương Bà Rịa Phước Tuy. Ông vẩn được anh em bên tiểu khu, và tòa hành chánh thương mến.

Tôi còn nhiều chuyện muốn viết về Bà Rịa Phước Tuy, nhưng xin phép được chấm dứt bài viết này với lời chúc quý vị cao niên, quý vị niên trưởng, các bạn bè cùng quý vị đồng hương được sức khoẻ dồi dào. Mổi năm nếu có dịp về lại tiểu bang California, chúng ta sẻ được gặp nhau ở ngày Tân Xuân Hội Ngộ để cùng nhau chia sẻ nhửng kỷ niệm vui buồn, thương nhớ nhửng năm tháng sống ở Bà Rịa Phước Tuy.

Nguyễn Đình Hường

 

 

slide up button